Trong tiếng Anh có 1 câu chơi chữ khá hay:

WHY WE DO WHAT WE DO

(Tại sao chúng ta lại làm việc mà chúng ta đang làm?)

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại làm 1 điều gì đó trong quá khứ, mà không phải điều nào khác chưa?

Hồi trước có đôi lần mình cảm thấy hối hận, vì những quyết định của mình trong quá khứ. Mình không nghỉ học Đại Học ngay từ năm đầu tiên, mà mất tới 3 năm để confirm là mình thực sự không thể phù hợp với môi trường giáo dục gò ép. Mình không chọn nghề vẽ vời, mà lại cắm đầu đi làm marketing, để rồi giờ khao khát học vẽ,… Vô vàn những cái “giá như ta đã…” xuất hiện trong cuộc đời mình. Và trong cuộc đời bất kì ai cũng vậy. Nếu bạn còn sống đến thời điểm này, hẳn là bạn có ít nhất 1 nuối tiếc nào đó.

Psychology Today có viết 1 bài phân tích về vấn đề này. Đứng đằng sau mỗi hành động là một động cơ. Trong tiếng Anh, nếu “what” chỉ hành động, thì “why” là cái bánh lái thúc đẩy ham muốn biến thành hành động:

Chúng ta muốn đi du lịch vì muốn được tận hưởng sự thoải mái, thư thái, vứt bỏ phiền muộn công sở.

Chúng ta mua 1 món đồ giảm giá flash sale 70% vì nghĩ rằng sẽ chẳng còn dịp nào vợt được món đồ nó với giá hời như thế nữa

Chúng ta chọn công việc này vì nó đem lại niềm vui cho chúng ta, cho dù mức lương có thể hơi ít

Và không có một hành động nào xảy ra một cách ngẫu nhiên cả. Có chăng là chúng ta có muốn đối mặt với động cơ đó hay không thôi.

Trong buổi họp tổng kết công việc tháng vừa rồi, mình và cả team có những lần phạm sai lầm, dẫn đến 1 số sự sụt giảm về hiệu quả kinh doanh. Team raise lên vấn đề này và cho đó là một điều không đáng phải xảy ra.

Hay “Liều ăn nhiều, hay liều ăn shit”

Và trong tháng vừa rồi, thì đúng là ăn shit thật.

Thay vì nói “Giá như đừng…”, thử hỏi ngược lại “Nếu như không…thì sẽ ra sao?”

Đặt ngược lại câu hỏi trên cùng, nếu chúng ta không phạm những sai lầm đó, thì liệu hiện tại chúng ta có thể có được những con số đó, và biết được rằng việc chọn lựa kênh marketing đó là sai hay không? Nếu như tiếp tục mơ hồ về việc đó, thì liệu đến bao giờ chúng ta mới dám khẳng định là liệu có nên đầu tư hay không vào kênh marketing đó?

Việc phạm sai lầm sớm hoá ra là cách để học thật nhanh, phạm sai lầm nhỏ, và từ đó tiếp tục có số liệu và cơ sở để rút kinh nghiệm cho các tháng sau.

Sáng nay chị mình nhắn tin, báo rằng có 1 dorm trên Agoda có giá rẻ hơn hôm qua. Mình nói đùa: “Có khi hôm chị em mình chuẩn bị sang thì nó giảm còn mạnh nữa”. Đằng nào thì cũng book vé rồi. Nếu book chậm có khi chả có chỗ mà ở. Nên thôi cứ cho đó là chuyện bình thường, như việc thi thoảng chúng ta đi chợ bị nói thách.

Trong quy tắc tâm linh của người Ấn Độ có 1 câu rất hay:

“Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra”

Đại loại là, mỗi điều trong cuộc sống xảy ra đều đem lại cho mình 1 bài học nào đó. Không có gì là sai, chỉ có là có phù hợp hay không.

Cũng giống như chuyện công việc ở trên. Vào 1 thời điểm khác, có khi cách này lại hiệu quả. Nhưng ở thời điểm hiện tại, mình đã xác nhận là nó không phù hợp rồi. Vì thế cũng không phải là cần dằn vặt gì cả.

Điều quan trọng trong cả chuyện book phòng, hay chuyện recap vừa rồi, là xác định rõ mục tiêu của công việc.

Với động cơ là học càng nhanh càng nhiêu càng tốt, mình cần phải chấp nhận là sẽ có những sai lầm kiểu như thế này. Nhưng không sai lầm thì không thể học được cái gì cả. Nên tâm thế đón nhận sai lầm là open, và chăm chú soi vào nguyên nhân gây ra sai lầm, để từ đó rút kinh nghiệm.

Với động cơ là book phòng sớm cho được có nhiều option chọn phòng, thì mình đã lấy được phòng giá thấp nhất Agoda vào thời điểm đó. Nếu book chậm hơn có thể rủi ro là khôgn còn chỗ, không được ở chỗ mình muốn,… Mà không book phòng thì việc lên lịch đi lại sẽ bị phụ thuộc vào địa điểm nghỉ ngơi, rất phiền.

Hiểu được lý do đằng sau mỗi việc mình làm, giúp mình soi rõ và định hướng các hoạt động một cách có mục tiêu hơn.

Liều ăn nhiều, mà cũng có thể ăn shit. Nhưng thà liều mà học được, còn hơn nhát mà cả đời chả rút ra được bài học xương máu nào.

Be brave!


* Hình ảnh lấy trên trang thinkandlethink.com

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.